Căn bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam: Dấu hiệu là gì? Phòng tránh thế nào?

Đây là căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu lại rất mơ hồ và khi được phát hiện thường ở giai đoạn muộn.

Theo thống kê của Globocan (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế - IACR) năm 2020, số ca mắc mới và tử vong do các bệnh ung thư đang có xu hướng tăng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng nằm trong xu hướng này.

Trong năm 2018, Việt Nam xếp thứ 99/185 trên toàn thế giới về số ca mắc mới ung thư và thứ 56/185 số ca tử vong do loại bệnh này (Cho tới thời điểm này, chỉ có 185/204 quốc gia trên thế giới có báo cáo thống kê về tình hình ung thư theo dự án Globocan). Nhưng đến năm 2020, thứ hạng tương ứng là 91/185 và 50/185.

Theo IACR, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người dân mắc ung thư gan cao thứ 3 trên thế giới (tính trên nam giới). Đây cũng là căn bệnh ung thư phổ biến hàng đầu tại Việt Nam với 26.418 người mắc vào năm 2020 và đang có xu hướng trẻ hoá.

Ung thư gan là bệnh có các triệu chứng ban đầu khá mơ hồ, không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh về gan/mật thông thường nên người dân thường có tâm lý chủ quan, không đi khám bệnh. Chính vì vậy, phần lớn bệnh nhân ung thư gan khi được phát hiện đều đã ở giai đoạn muộn, các tế bào gan đã bị phá hủy khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, dẫn tới tỷ lệ tử vong rất cao. Phần lớn bệnh nhân sau khi phát hiện xơ gan, ung thư gan chỉ còn sống được từ 1 - 3 năm. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý đó là nguyên nhân của ung thư gan rất đa dạng, đa phần tới từ những thói quen trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy ai là những người dễ mắc ung thư gan nhất? Làm thế nào để nhận biết được các triệu chứng của căn bệnh này? Có thể chủ động phòng tránh ung thư gan bằng cách nào?

Tất cả sẽ được giải đáp trong buổi toạ đàm trực tuyến của chương trình Chuyện khó có bác sĩ với chủ đề "Phòng ngừa căn bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam" được phát sóng trên fanpage của

Loại hoa là ‘khắc tinh’ của ung thư, ổn định đường huyết cực hay: Người Việt ít dùng

- Tránh stress

- Hạn chế rượu bia

- Nên bỏ thuốc lá, kể cả hút thuốc chủ động hoặc thụ động

- Hạn chế các thực phẩm lên men, thực phẩm chế biến sẵn,…

Hỏi: Gan là một cơ quan bài tiết của cơ thể và liên quan rất nhiều tới chế độ ăn uống. Bác sĩ có thể nói cụ thể hơn về cách ăn uống phòng tránh ung thư gan?

Đáp: Cà phê là một thức uống rất tốt cho gan, giúp cải thiện chức năng gan và có thể hỗ trợ phòng tránh ung thư gan.

Đồng thời, bạn nên ăn nhiều rau xanh với tỷ lệ 1/3 khẩu phần bữa ăn. Rau xanh, trái cây rất tốt cho hệ tiêu hoá cũng như chức năng gan.

Bạn nên hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm lên men, hạn chế nước uống có ga, có cồn,...

Bệnh cạnh đó, mọi người nên có chế độ tập luyện để phòng tránh ung thư gan cũng như các loại ung thư khác.

Theo khuyến cáo, một tuần một người nên tập các bài tập nặng hoặc trung bình từ 75 – 150 phút. Các bài tập ở cường độ nặng bao gồm đánh tennis, chạy hoặc bơi. Còn với các bài tập nhẹ như đi bộ nhanh, đạp xe thì nên tập với thời gian gấp đôi.

Mọi người nên chọn bài tập phù hợp với độ tuổi, kể cả thanh thiếu niên cũng nên tập luyện để phòng chống không chỉ ung thư gan mà còn các bệnh lý khác.

Hỏi: Những ai cần tầm soát ung thư gan?

Đáp: Những người có yếu tố nguy cơ như viêm gan virus đang hoạt động, mắc bệnh gan xơ hoá hoặc các bệnh lý gan chuyển hoá khác, có người nhà trong gia đình đã từng mắc ung thư gan thì nên khám tầm soát ung thư gan.

Những người thường xuyên uống rượu hoặc mắc gan nhiễm mỡ không do rượu cũng nên tầm soát ung thư gan.

Hỏi: Những bệnh nhân đã phẫu thuật ung thư gan thì nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

Đáp: Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, uống nhiều nước, ăn đủ các chất dinh dưỡng. Bệnh nhân có thể dùng men vi sinh hoặc sữa chua để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Bệnh nhân nên hạn chế ăn dầu mỡ, nên ăn thức ăn mềm.

Thêm vào đó, bệnh nhân nên có chế độ vận động hợp lý, tránh hoạt động gắng sức trong 6 tuần sau phẫu thuật.

Sau đó, bệnh nhân có thể ăn uống như bình thường nhưng vẫn phải hạn chế các chất kích thích hoặc thực phẩm không lành mạnh.

Các loại thực phẩm như cà phê, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, sữa chua hoặc sản phẩm men vi sinh cũng tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư gan.

Bệnh nhân cần nhớ uống đủ nước và theo dõi sức khoẻ cơ thể, đi khám khi có dấu hiệu bất thường.

Căn bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam: Dấu hiệu là gì? Phòng tránh thế nào? - Ảnh 4.
https://soha.vn/benh-ung-thu-pho-bien-nhat-viet-nam-bieu-hien-mo-ho-ty-le-tu-vong-cao-lam-sao-de-phong-20220321101606744.htm

Link nội dung: https://khoedepvn.com/can-benh-ung-thu-pho-bien-nhat-viet-nam-dau-hieu-la-gi-phong-tranh-the-nao-a958.html