Trái sung chứa nhiều dưỡng chất quý, nên trong cả nghiên cứu hiện đại và y học cổ truyền sung rất hữu dụng để chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên phải biết cách để dùng cho đúng.
Trái sung có tác dụng chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa
Loại trái quê thành đặc sản có tác dụng chữa bệnh
Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - nguyên chủ nhiệm khoa y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - cho biết sung vốn là một thứ quả quê mùa và dân dã ở nông thôn trước đây.
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, khi người ta đã chán chê những đồ ăn cao lương mỹ vị, thậm chí bị mắc các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa thì bỗng nhiên trái sung lại trở thành một thứ của ngon vật lạ.
Sung có mặt trong các nhà hàng đặc sản với các món: sung muối, sung đóng lọ, sung kho cá, sung ăn gỏi....
Theo nghiên cứu hiện đại,
Có thể dùng trái sung để chữa nhiều bệnh
Cách dùng sung chữa bệnh cụ thể
Theo bác sĩ Toàn, trong y học cổ truyền, sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp...
Liều lượng: Nếu uống, mỗi ngày 30-60g sắc uống hoặc ăn sống từ 1-2 chùm nhỏ, dùng bên ngoài thái phiến dán vào huyệt vị châm cứu hay nơi bị bệnh, nấu nước rửa hoặc sấy khô tán bột rắc hay thổi vào vị trí tổn thương.
Ngoài ra, có thể dùng sung để chữa một số bệnh cụ thể như sau:
- Viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy một chút thổi vào họng. Hoặc sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hằng ngày.
- Ho khan không có đờm: Sung chín đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6-9g với nước ấm.
- Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi lần lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.
- Táo bón: Sung tươi 9g sắc uống hằng ngày. Sung chín ăn mỗi ngày 3- 5 quả. Hoặc sung tươi 10 quả rửa sạch bổ đôi, ruột già lợn một đoạn làm sạch thái nhỏ, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.
- Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
- Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.
- Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Đế đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại....
Những người không nên ăn quả sung
Nếu muốn sử dụng quả sung trong điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ từ loại trái cây này.
Người có xuất huyết trực tràng, đau dạ dày: Theo đông y, đặc tính của quả sung chín là nóng, ăn nhiều sẽ gây xuất huyết trực tràng hoặc làm đau dạ dày.
Chứng hạ đường huyết: Mặc dù tác dụng của quả sung có thể giúp kiểm soát đường huyết trong máu nhưng những người đang có chứng hạ đường huyết mà ăn quả sung nhiều sẽ làm đường huyết xuống mức thấp.
Sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang: Sung chứa nhiều oxalate nên những người mắc bệnh thận khi ăn quả sung chất oxalate sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi.
Người có da nhạy cảm: Nếu là người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thì tốt nhất không nên ăn sung vì dễ gây ra các tình trạng như viêm mũi, viêm màng kết và sốc phản vệ.
Trái sung có trị được sỏi mật?
Nếu bị sỏi mật nhưng sỏi còn nhỏ, bác sĩ không mổ thì có thể trị sỏi bằng cách nào?
Trứng là món ăn thường thấy trên bàn ăn. Chúng rất bổ dưỡng và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Nhưng trứng to hay trứng nhỏ tốt cho sức khỏe hơn?
Sau khi hình ảnh và clip ghi lại hành vi bạo lực lan truyền trên mạng xã hội, vụ việc giáo viên mầm non bị tố bạo hành trẻ tại Bắc Ninh đã gây bức xúc dư luận. Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế địa phương khẩn trương xác minh, xử lý nghiêm.
SCTV chấm dứt hợp tác, sử dụng hình ảnh và phát sóng chương trình liên quan đến MC Bích Hồng vì phát ngôn sai lệch về việc hợp luyện diễu binh chào mừng đại lễ 30/4.
Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Nhân dịp này, Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư lên gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai. Đây không chỉ là một trong những nhà máy chế biến cà phê hiện đại nhất của tập đoàn Nestlé, mà còn là nơi tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Dinh Độc Lập – còn được biết đến với tên gọi Hội trường Thống Nhất – là một chứng tích lịch sử, nơi ghi dấu thời khắc thiêng liêng của dân tộc Việt Nam: Ngày 30/4/1975, đất nước hoàn toàn thống nhất.
Trong đoạn trailer chính của "Lật mặt 8: Vòng tay nắng", vai diễn của TikToker đình đám Lê Tuấn Khang đã chính thức lộ diện sau thời gian được giữ kín.