Tại sao người đỏ mặt, người tái nhợt sau khi uống rượu?
12:14 07/03/2024
Nhiều người cho rằng những người có nhóm máu O khi uống rượu sẽ dễ đỏ mặt hơn so với những nhóm máu còn lại. Liệu điều này có đúng? Tại sao có người thì đỏ mặt, người lại tái nhợt sau khi sử dụng rượu bia?
Lạm dụng bia rượu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe - Ảnh minh họa
Chưa có nghiên cứu khoa học nào
Trả lời về vấn đề này, bác sĩ Đoàn Dư Mạnh - thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam, khẳng định hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy mối liên hệ giữa nhóm máu với biểu hiện đỏ mặt sau khi WHO khuyến nghị tăng thuế đối với rượu, bia và đồ uống có đường
Những người mặt đỏ sau khi uống rượu là do tốc độ phân giải thành ethanol trong máu diễn ra hơi nhanh, khiến ethanol tích tụ làm cho mao mạch phình lên, xuất hiện tình trạng mặt đỏ.
Ngược lại, người mặt tái sau khi uống rượu là do tốc độ ethanol phân giải thành axit acetic chậm, làm cho mạch máu co lại, máu cung cấp ít, sắc mặt tái đi.
Bên cạnh đó, tửu lượng của một người không phải mang tính ổn định mà còn có mối quan hệ mật thiết với trạng thái tinh thần và sức khỏe của họ.
Nếu cơ thể bạn đang mệt mỏi, sau stress hoặc vận động thể lực quá sức cũng dễ say hơn so với bình thường. Hoặc những người đang có bệnh lý về gan, suy giảm chức năng gan cũng sẽ dễ say, dễ tổn thương hệ thần kinh dẫn đến các biểu hiện.
Hạn chế rượu bia, càng ít càng tốt
Theo tiến sĩ Trương Hồng Sơn - viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, uống rượu bia thường xuyên, lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Ngoài ra, uống rượu bia còn ảnh hưởng đến rối loạn hành vi và nhận thức, gây ra các hành vi gây rối hoặc tai nạn giao thông.
Do đó, uống rượu bia nói chung nên được hạn chế, không nên quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.
Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần.
Theo đó, 1 đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%), 1 cốc bia hơi 330ml (bia tùy loại mà có chứa 1-12% cồn, thường ở vào khoảng 5%). Các loại bia ít cồn (hay bia không cồn) thường độ cồn cũng ở mức 0,05 - 1,2%. 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).
Người uống rượu bia mặt đỏ bừng, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Nhiều người uống rượu, bia thường đỏ mặt có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hơn so với người bình thường.
Mới đây, cảnh sát Hàn Quốc đã bắt giữ nhóm nghi phạm phân phối hàng chục nghìn chai mỹ phẩm giả. Việc sử dụng các sản phẩm này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Việc Miu Lê thoải mái xuất hiện trong biệt thự của bạn trai khiến dân mạng cho rằng mối quan hệ của cả hai đã lên một bước tiến mới, dự đoán ngày "báo hỷ" không còn xa.
Phương Mỹ Chi và Khả Lâu kết hợp Túy âm với Lục hải vi vương. Cả 2 có màn song ca ấn tượng và nhận được 190,6 điểm, ghi tên mình vào vòng tiếp theo của Sing! Asia.
Theo một nghiên cứu mới với quy mô lớn, nếu bạn có mức độ tương tác cao với bệnh nhân, sinh viên, khách hàng hoặc công chúng nói chung trong công việc, bạn có thể tự đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 rất cao.
Sự kết hợp giữa thiết kế biểu tượng và tính năng theo dõi sức khỏe cá nhân hóa trên Galaxy Watch8 và Galaxy Watch8 Classic đã tạo nên một thiết bị đeo thông minh lý tưởng – truyền cảm hứng cho người dùng theo đuổi lối sống khỏe mạnh mỗi ngày.
Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.
Một nữ bệnh nhân ở Hà Tĩnh mang khối u dạ dày “khủng” nặng 3,7kg đã được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật thành công sau thời gian dài trì hoãn điều trị vì sợ mổ. Ca phẫu thuật được đánh giá là khó, do khối u lớn chèn ép nhiều cơ quan trong ổ bụng.