Sau khi nhận được kết quả kỳ thi vào lớp 10 không được như kỳ vọng, hai nam sinh 15 tuổi tại Hà Nội đã có hành vi dại dột với bản thân, may mắn cả hai đều được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Nhiều học sinh mệt mỏi sau kỳ thi chuyển cấp không được như kỳ vọng - Ảnh: NAM TRẦN
Hằng năm sau mỗi kỳ thi không ít những câu chuyện đáng tiếc xảy ra bởi kết quả kỳ thi không như kỳ vọng. Vậy cha mẹ phải làm sao để nhận biết sớm những vấn đề con gặp phải và đồng hành cùng con.
Đừng áp lực con vì điểm số
Chỉ trong thời gian ngắn, các bệnh viện không chỉ tiếp nhận cấp cứu một số trẻ, một số trẻ khác còn được chuyển đến khoa Giải cứu nam sinh nhảy cầu Long BiênĐỌC NGAY
Cách đây không lâu, bé T.N. (13 tuổi, TP.HCM) đến khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) thăm khám trong tình trạng liên tục bị ngất dù điều trị bằng thuốc nhưng không thuyên giảm, ngoài ra còn thường xuyên xuất hiện ảo giác có người theo mình.
Các triệu chứng này xuất hiện sau khi N. được chuyển đến trường chuyên học tập. Tại khoa tâm lý, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị rối loạn lo âu, trầm cảm, loạn thần áp lực tinh thần dẫn đến trẻ không ăn, ngủ được, thậm chí là ngất phân ly.
Theo lời kể của em N., khi được chuyển đến trường chuyên, em không theo kịp các bạn trong lớp và chịu áp lực gia đình khi cha mẹ thường xuyên so sánh với các bạn cùng trang lứa.
Đừng để "giọt nước tràn ly"
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Viết Chung, trưởng khoa sức khỏe tâm thần (Bệnh viện E), cho biết sau mỗi mùa thi, số học sinh gặp các vấn đề rối loạn tâm thần do áp lực điểm số đến khám, điều trị tại khoa thường tăng lên.
Bác sĩ Chung cho rằng áp lực đối với trẻ thường đến từ quá trình ôn thi trước đó. Điểm số thi không được như mong muốn là "giọt nước tràn ly" khởi phát những bệnh lý tâm thần.
"Các bạn học sinh sẽ có phản ứng cấp như stress, lo lắng, lo âu, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Trường hợp nặng hơn sẽ có những rối loạn trầm cảm, nặng nề hơn là có hành vi dại dột. Ngoài ra, ở một số trẻ khi chịu áp lực điểm thi có thể tìm tới chất kích thích để giải tỏa như bóng cười, cần sa, các chất hướng thần, đồ uống có cồn...", bác sĩ Chung cho hay.
ThS Mai Thị Nguyệt - khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) - cho biết bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ gặp vấn đề sức khỏe tâm thần do áp lực học hành.
Vấn đề tâm lý thường gặp ở nhiều mức độ khác nhau, gặp nhiều khi có kỳ thi chuyển cấp. Nhiều phụ huynh áp đặt, la mắng, đánh đập, chửi bới những lời có tính sát thương khi thấy trẻ có kết quả học tập thấp.
Nhiều cha mẹ quá kỳ vọng so sánh con với anh chị em trong nhà, chính điều này làm cho trẻ tổn thương cũng như gây áp lực vô hình.
Nhiều trẻ vì lúc nào cũng là học sinh giỏi nhưng khi vô trường chuyên điểm số hạ thấp khiến trẻ tự hạ thấp bản thân, chán nản không muốn kết nối với ai, nhức đầu, chóng mặt, không ăn được, không còn hứng thú với hoạt động thường trực, buồn, trầm tư, cáu, giận... Càng ngày trẻ càng tránh xa các mối quan hệ với gia đình vì sợ nghe những lời cha mẹ trách.
Gỡ rối khi trẻ có điểm số thấp
Bác sĩ Chung cho rằng khi trẻ có điểm thi thấp, chính bản thân con đã bị áp lực. Điều quan trọng nhất đối với các phụ huynh, thầy cô, người thân là ứng xử phải hết sức tế nhị.
Thứ nhất, cha mẹ, thầy cô giáo cần biết được năng lực của con, học trò của mình, tránh việc kỳ vọng quá mức, không thực tế.
Thứ hai, phụ huynh, thầy cô cần tế nhị trong việc hỏi thăm liên quan tới điểm số. Sự tế nhị sẽ thể hiện sự chấp nhận thay vì so sánh, đánh giá.
Theo bác sĩ Chung, việc hỗ trợ cảm xúc cho trẻ rất cần có sự quan tâm, sẻ chia của cha mẹ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên chấp nhận điểm số thi không thay đổi được. Tuyệt đối không phán xét, so sánh kết quả điểm số hay những gì con chia sẻ.
Theo các chuyên gia, áp lực về điểm thi có thể gây ra những rối loạn tâm thần tùy mức độ khác nhau. Do vậy, cần nhận biết trẻ đang gặp vấn đề áp lực về điểm số để hỗ trợ, giải tỏa là rất quan trọng.
Các dấu hiệu mà trẻ đang gặp áp lực
Theo các chuyên gia y tế, trẻ thay đổi tính cách. Bỗng trở nên trầm tính, buồn vô cớ, hay khóc, thích ở một mình... là phản ứng thu rút khỏi cuộc sống. Đây là hệ quả của stress, rối loạn lo âu khiến trẻ muốn trốn tránh.
Trẻ có thể rất dễ bất an, bồn chồn, dễ cáu gắt, ở một số trẻ sẽ có triệu chứng bồn chồn, bất an, đi lại nhiều, đứng ngồi không yên. Điều này chứng tỏ trẻ đang ở trong trạng thái lo âu.
Trẻ cũng có thể mất ngủ, mệt mỏi, một số trường hợp trẻ xuất hiện rối loạn giấc ngủ. Trẻ có thể than phiền hay đau đầu, mệt mỏi, chán ăn.
Bị áp lực thi cử, nhiều trẻ chảy máu dạ dày
Mọi người thường nghĩ loét dạ dày - tá tràng chỉ gặp ở người lớn, nhưng thực tế hiện gặp rất nhiều ở trẻ em mà cha mẹ không biết. Không ít trẻ có năm phải cấp cứu mấy lần, áp lực học tập đang được cho là một trong số căn nguyên.
Ngày 5/7/2025, Hệ thống Y tế Vinmec chính thức khai trương Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Grand Park tại Tầng L2, TTTM Vincom Mega Mall, khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP.HCM). Đây là cơ sở y tế vệ tinh đầu tiên của Vinmec tại miền Nam, được phát triển theo mô hình phòng khám quản lý sức khoẻ gia đình, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ngay trong khu dân cư.
Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.
Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON - thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà.
Từ việc con gái xin chăn trên máy bay vì lạnh, MC Minh Trang muốn gửi gắm bài học về sự tiết kiệm, tránh lãng phí và cách bảo vệ môi trường cho các con của mình.
Không phải là HLV chuyên nghiệp, cũng không phải chủ sân, nhưng có một nhóm người trẻ đang kiếm được khoản thu nhập đều đặn mỗi tháng nhờ một vai trò rất mới mẻ trong cộng đồng Pickleball: host social – người tổ chức các buổi đánh giao lưu.
Theo chuyên gia truyền thông, vụ việc tại trại hè Làng Háo Hức một lần nữa cho thấy, trong xử lý khủng hoảng truyền thông, điều quan trọng không chỉ là đúng sai, mà là cách phản hồi ngay từ đầu.