7 loại quả có vị ngọt nhưng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
08:13 23/02/2025
Quản lý bệnh tiểu đường đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ lượng đường tiêu thụ, nhưng không có nghĩa là phải loại bỏ hoàn toàn vị ngọt khỏi chế độ ăn uống, đặc biệt là từ các loại hoa quả.
Một số loại quả mang đến vị ngọt tự nhiên, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất xơ và hợp chất giúp điều chỉnh lượng đường trong máu - Ảnh: Cathe Friedrich
Theo Rolling Out, một số loại Thói quen ăn ngọt của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và huyết áp cao
Lê có hàm lượng chất xơ cao và chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vị ngọt tự nhiên của lê giúp thỏa mãn cơn thèm mà không gây tăng đường huyết đột ngột.
Các nghiên cứu cho thấy lê chứa flavonoid có khả năng cải thiện độ nhạy insulin. Hãy chọn những quả lê chín tự nhiên và ăn nguyên quả để có lợi ích tốt nhất.
Anh đào
Anh đào, đặc biệt là loại chua, mang lại những lợi ích đặc biệt cho người mắc bệnh tiểu đường. Chất chống oxy hóa trong quả anh đào giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe trao đổi chất.
Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ anh đào có thể giúp cải thiện quá trình điều hòa insulin và giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Dù là loại tươi hay đông lạnh, quả anh đào vẫn là lựa chọn ngọt ngào không gây ảnh hưởng tiêu cực đến đường huyết.
Cam
Cam mang đến vị ngọt tự nhiên cùng với vitamin C, chất xơ và flavonoid có lợi. Không giống như nước cam ép, cam nguyên quả chứa chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, mang lại nguồn năng lượng bền vững.
Các hợp chất trong cam còn có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, khiến chúng trở thành một phần hữu ích trong chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường. Hãy chọn cam tươi thay vì nước ép để tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe.
Đào
Đào mang đến vị ngọt tự nhiên cùng các vitamin thiết yếu, chất xơ và chất chống oxy hóa. Chỉ số đường huyết của đào ở mức trung bình, giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
Các hợp chất sinh học trong đào cũng có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe trao đổi chất. Dù ăn tươi hay xay sinh tố, đào vẫn là một lựa chọn thơm ngon và hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Kiwi
Kiwi có thể ít được chú ý nhưng lại rất có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Loại quả nhỏ bé này chứa nhiều vitamin C, chất xơ và kali, đồng thời có chỉ số đường huyết thấp.
Các nghiên cứu cho thấy kiwi giúp hạ đường huyết và cải thiện sức khỏe tiêu hóa - một lựa chọn tuyệt vời để quản lý tiểu đường.
Tiêu thụ trái cây một cách "chiến lược"
Dù các loại trái cây trên đều có lợi cho sức khỏe, việc kiểm soát khẩu phần vẫn rất quan trọng.
Một số chiến lược giúp tối ưu hóa lợi ích gồm kết hợp trái cây với protein hoặc chất béo lành mạnh để làm chậm quá trình hấp thụ đường, ưu tiên ăn trái cây nguyên quả thay vì nước ép để giữ lại chất xơ, phân bổ lượng trái cây tiêu thụ trong ngày thay vì ăn quá nhiều cùng một lúc và theo dõi phản ứng cơ thể, vì mỗi người có thể phản ứng khác nhau với từng loại trái cây.
Việc tiêu thụ đều đặn các loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Chất xơ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, trong khi chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.
Nhiều loại trái cây còn chứa các hợp chất có khả năng giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, mang đến lợi ích toàn diện cho người mắc bệnh tiểu đường.
Đưa các loại trái cây này vào chế độ ăn uống một cách hợp lý đòi hỏi sự hiểu biết về đặc tính và lợi ích riêng của từng loại. Hãy làm việc với chuyên gia y tế để xác định khẩu phần và thời điểm tiêu thụ phù hợp, dựa trên nhu cầu và sức khỏe cá nhân.
Rau quả, nước ép gì có thể ‘giải rượu ngay lập tức’?
Trong dịp Tết, việc sử dụng rượu bia trong những bữa tiệc khi gia đình tụ họp, bạn bè gặp mặt gia tăng. Để tránh say rượu, các quý ông đang rỉ tai nhau một phương pháp "giải rượu ngay lập tức".
Tóm lại, nếu cha mẹ có thể nắm được 4 điểm chung này và áp dụng vào thực tế, tôi tin rằng con cái mình sẽ có tương lai tươi sáng và cuộc sống tuyệt vời.
Thịt gà và thịt bò là hai nguồn protein phổ biến nhất. Thịt bò cung cấp nhiều protein và sắt hơn một chút, trong khi thịt gà thường ít chất béo bão hòa hơn. Vậy loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.