Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư?

Nhân giáp (nhân tuyến giáp) là tình trạng phổ biến với 60-70% người dân có nhân giáp và 90% là lành tính. Thế nhưng, nhiều người đang khỏe mạnh sau khi đi khám sức khỏe định kỳ, nhận kết quả siêu âm tuyến giáp đã trở thành bệnh nhân ung thư?

siêu âm tuyến giáp - Ảnh 1.

BS Nguyễn Hữu Hòa cho biết đã gặp rất nhiều người lo lắng quá mức về nhân giáp và ung thư tuyến giáp - Ảnh: PK PASTEUR

Chuyện này đang là chủ đề nóng vì nhiều người lo ngại không biết có phải họ bị ung thư.

Hoang mang vì ung thư rình rập!

"Nhân giáp của tôi 4 năm trước đó đều 4mm, năm ngoái Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư? - Ảnh 2.Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư? - Ảnh 3.Chi trả cho chụp chiếu, siêu âm không in phim nhiều lợi ích, bao giờ?ĐỌC NGAY

"Việc chẩn đoán quá mức đã phát hiện ra một "bệnh" mà lẽ ra không cần phát hiện, vì không ảnh hưởng gì. Các điều trị quá mức như mổ cắt tuyến giáp toàn phần, đốt nhân giáp bằng sóng cao tần, uống iod phóng xạ, phải dùng hormone suốt đời, lo âu, chi phí, theo dõi kéo dài, trong khi u giáp nhỏ có thể không bao giờ gây hại nếu để yên. Điều này dẫn đến bệnh nhân chịu rủi ro và gánh nặng", bác sĩ Hòa nói.

TS Thịnh cho rằng siêu âm tuyến giáp trong các gói khám sức khỏe tổng quát là không thật sự cần thiết. Một người khỏe mạnh bình thường không cần thiết phải siêu âm tuyến giáp. Nếu siêu âm vô tình thấy có "hạt" hay "nhân" nhỏ xíu có tính chất "là lạ" là rất dễ bị làm quá lố như chọc hút, điều trị ung thư tuyến giáp mà thực chất hầu hết chưa cần thiết phải điều trị.

Có thực tế hiện nay siêu âm, khám và điều trị ung thư tuyến giáp chiếm một khối lượng không nhỏ của nhiều bệnh viện. Điều này có thể đi kèm doanh thu. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ khoa học, chỉ nên siêu âm tuyến giáp cho những ai có những triệu chứng liên quan đến những bệnh lý tuyến giáp như sờ thấy cục cứng hoặc thấy sưng đau ở vùng cổ, tuyến giáp hoặc nuốt bị nghẹn, vướng, hoặc sụt ký nhanh...

Những người này cần thiết phải đi siêu âm tuyến giáp để được khám, tầm soát, kiểm tra những bệnh lý của tuyến giáp. Còn nếu không có triệu chứng gì sẽ không cần có chỉ định siêu âm tuyến giáp.

Với những lý do kể trên, theo TS Thịnh, các cơ sở y tế phải từng bước thay đổi, tránh quá lố trong siêu âm cũng như điều trị. Các cơ sở y tế cần truyền thông mạnh hơn về các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp không phải là vấn đề gì quá lo ngại, không cần "rầm rộ" rủ nhau đi tìm xem có ung thư tuyến giáp hay không.

Không nên tầm soát ở người không có triệu chứng

Các tổ chức y tế quốc tế cảnh báo không nên tầm soát tuyến giáp ở người không triệu chứng. Vì vậy, bác sĩ Hòa cho rằng các bác sĩ không siêu âm tuyến giáp nếu không có triệu chứng hay yếu tố nguy cơ; dùng hệ thống TIRADS/ACR để phân loại nguy cơ nhân giáp và cân nhắc kỹ trước khi chọc FNA, đốt hay đề nghị mổ. Hạn chế chỉ định theo dõi lâu dài khi nhân giáp nhỏ, lành tính, không tăng kích thước.

Bác sĩ cũng khuyến cáo người dân nếu phát hiện nhân giáp nhỏ đừng vội hoảng sợ mà hãy hỏi bác sĩ có nguy cơ không? Có thể theo dõi thay vì mổ không? Tìm hiểu về "theo dõi chủ động" - một lựa chọn đã được chứng minh an toàn.

"Ung thư tuyến giáp không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng sự lạm dụng chẩn đoán và điều trị quá mức lại rất nguy hiểm", bác sĩ Hòa đúc kết.

Có phải do siêu âm tuyến giáp định kỳ, nhiều người bị ung thư? - Ảnh 3.Các nhóm nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến giáp nên biết để phòng tránh và tầm soát

Ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Việc hiểu rõ về ung thư tuyến giáp, các yếu tố nguy cơ sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa, nhận biết sớm, chủ động tầm soát định kỳ...

Đọc tiếp Về trang Chủ đề